Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Ngữ văn 8 Tập 2

Hướng dẫn

Xin chào các em! Hôm nay, Văn Mẫu sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Đây là một vở hài kịch – một thể loại văn học mới trong chương trình Ngữ văn THCS mà các em được học. Các em cùng tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả ( các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Mô-li-e trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2)

2. Tác phẩm

Văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II. Văn bản này dựa theo bản dịch của Tuấn Đô, nhan đề văn bản là do người biên soạn SGK đặt.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Lớp kịch này gồm 2 cảnh:

  • Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và bác phó may nói chuyện với nhau. Cảnh này gồm có 4 nhân vật: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục và một gia nhân.
  • Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ nói chuyện với nhau. Cảnh này xuất hiện thêm 4 tay thợ phụ nữa. Ông Giuốc-đanh nói chuyện với tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhưng xung quanh là 4 tay thợ phụ đến sau giúp ông mặc lễ phục.

Cảnh sau sôi động hơn cảnh trước vì động tác của nhân vật nhiều hơn và còn có cả nháy múa và âm nhạc.

Câu 2:

Ở cảnh đầu, tính học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện trong cuộc đối thoại với bác phó may. Hai người nói chuyện về đôi bít tất,, chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ và đặc biệt là chuyện những bông hoa trên bộ lễ phục được may ngược. Ông Giuốc-đanh có phát hiện ra sự bất thường này, nhưng bác phó may lại láu cá lừa ông rằng những nhà quý tộc họ đều mặc như vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang nên đã bị bác phó may và tay thợ phụ lừa.

Chưa dừng lại ở đó, ông Giuốc-đanh lại tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Nắm chắc điểm yếu của đối phương, bác phó may nhanh chóng lảng sang chuyện thử bộ lễ phục mới là ông Giuốc-đanh quên ngay cái chuyện ăn bớt vải đó. Không những thế, bác phó may còn tự tin đến mức mặc đúng cái áo may bằng vải ăn bớt của ông Giuốc-đanh đến nhà ông Giuốc-đanh.

=> Ông Giuốc-đanh là một con người mê muội, ngu dốt, quê kệch nhưng lại thích học đòi làm sang, thích ăn diện để tỏ vẻ là người quý phái.

Câu 3:

Ở cảnh sau, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh vẫn tiếp tục được bộc lộ rõ nét.

Lần này, đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông. Anh ta nắm được điểm yếu của ông Giuốc-đanh và liên tục tung hô ông với cái tên “ông lớn”, “cụ lớn”, rồi gọi cả là “đức ông”. Và thế là ông Giuốc-đanh liên tục thưởng tiền cho anh ta mặc dù ông vẫn nghĩ “nếu nó tôn ta là bậc tướng công thì nó sẽ được cả túi tiền mất”.

Nên Xem:  Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Ngữ văn 8 Tập 1

=> Ông Giuốc-đanh là một người háo danh, ưa nịnh, ngu dốt nhưng vấn khao khát được làm quý tộc, lại còn gặp phải tay thợ phụ ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.

Câu 4:

Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh: Ông Giuốc-đanh ngu dốt không biết gì, chỉ vì cái thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng kiếm chác. Người ta cười vì thấy ông ngớ ngẩn khi tin rằng những người quý tộc thường mặc áo hoa ngược, rồi người ta cười ông vì cứ moi tiền ra cho để lấy về được cái danh quý tộc hão.

Nếu xem tận mắt lớp kịch này được diễn trên sân khấu, khán giả sẽ được một trận cười đau bụng khi nhìn thấy cảnh ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra và mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc thì dớ dẩn, chẳng ra làm sao mà vẫn vênh váo ra vẻ ta đây là quý tộc, là người quý phái, sang trọng. Và qua nhân vật ông Giuốc-đanh, tác giả cũng chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Cô Thu Hà (Giáo viên VietJack)

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 99 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.

Trả lời:

– Em đã xem tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt

– Nhân vật em cảm thấy thú vị nhất là: Trương Ba.

+ Ông là người hiền đức, có tâm hồn cao khiết, sống mẫu mực: yêu vợ, thương con, quý cháu, tốt bụng với láng giềng…

+ Là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu cây cỏ, nâng niu từng cảnh cây ngọn cỏ.

+ Chơi cờ rất giỏi, nước cờ khoáng hoạt, thâm sâu, dũng mãnh -> khí chất, nhân cách con người.

 * Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Theo dõi: Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?

– Tại vì bác phó may đến muộn nên ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục.

  1. Suy luận: Tại sao ông Giuốc – đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?

– Bác phó may “vụng chèo khéo chống” nên ông ưng thuận ngay. Gọi ông Giuốc-đanh là ngài và khen là những người quý phái nên ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục.

  1. Suy luận: Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?

– Ông Giuốc-Đanh (trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc). Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.

Nên Xem:  Bài văn thuyết minh về cây tre

– Bác phó may (láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh)

  1. Theo dõi: Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?

– Đoạn in nghiêng này là lời của tác giả.

– Vì tác giả dùng lời in nghiêng để kể và tránh nhầm lẫn với lời của nhân vật.

  1. Suy luận:Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện tính cách gì của ông Giuốc- đanh?

– Đoạn đối này cho ta thấy ông Giuốc – đanh là một người ngu dốt, hám danh, quê kệch và cả tin một cách mù quáng.

 * Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Văn bản Châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi.

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:

  1. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?
  2. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Trả lời:

– Các nhân vật trong chuyện: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ

a, Các nhân vật ấy hiện thân cho ” cái thấp kém”: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ.

b, Tiếng cười chủ yếu hướng đến Ông Giuốc-đanh

 Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:

Hành động và xung đột Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may
Các hành động làm nảy sinh xung đột – Phó may:

– Ông Giuốc-đanh:

Các hành động giải quyết xung đột – Phó may:

– Ông Giuốc-đanh:

 Trả lời:

Hành động và xung đột Giữa ông Giuốc đanh và Phó may
Các hành động làm nảy sinh xung đột – Phó may: đến muộn, cãi lại ông Giuốc đanh chuyện đôi bít tât, khi bị chê thì bảo may lại hoa, lấy vải của ông Giuốc đanh để may áo của mình, mời ông Giuốc đanh mặc lễ phục nhưng lại bảo người khác mặc cho

– Ông Giuốc- đanh: đôi bít tất bị rách nhưng lại đổ cho phó may, bảo đôi giày làm đau chân, chê hoa may ngược,

Các hành động giải quyết xung đột – Phó may: khôn khéo xoay chuyển tình thế, nịnh ông Giuốc đanh

– Ông Giuốc- đanh: cho thêm tiền, đồng ý mặc lễ phục

 Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?

Trả lời:

– Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với thói học đòi làm sang.

– Xây dựng hàng loạt các chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô…

– Xây dựng nhân vật với giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu nhưng không có kiến thức và trở thành kẻ lố bịch.

 Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cho biết:

  1. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: … “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)…”, “Ông Giuốc-đanh. … (nói riêng)…” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch?
  2. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

– Là lời tác giả và có vai trò giải thích, kể chi tiết các tình huống giúp cho người đọc hiểu và dễ hình dung câu chuyện.

– Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ khó hình dung, tính cách nhân vật sẽ không được khắc họa rõ nét từ đó người đọc khó hình dung tình huống kịch.

 Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây:

  1. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”.
  2. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”.
  3. Xung đột giữa “cải thấp kém” với “cái thấp kém”.

Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

– Đáp án đúng là: c. Xung đột giữa ” cái thấp kém” với ” cái thấp kém”

– Dựa vào lời nói, tình huống chuyện và lời kể của tác giả cho thấy được tính cách nhân vật.

 Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.

Trả lời:

– Chủ đề của văn bản: Châm biếm thói xâu của những người thấp kém.

–  Thủ pháp nghệ thuật: xung đột giữa các nhân vật

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với thói học đòi làm sang.

+ Xây dựng hàng loạt các chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô…

+  Xây dựng nhân vật với giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu nhưng không có kiến thức và trở thành kẻ lố bịch.

 Câu 7 (trang 104 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em tán đồng ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

– Em đồng ý với ý kiến nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Vì:

+ Nhan đề như vậy mới sát hợp với nội dung của văn bản

+ Phản ánh đầy đủ nội dung, giúp cho người đọc hình dung được câu chuyện tốt hơn.

Bài giảng: Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục – sách Chân trời sáng tạo – Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)

Nên Xem:  Nhan đề Đời thừa có ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!