Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Soạn bài: Đi bộ ngao du – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Đi bộ ngao du – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Đi bộ ngao du – Ngữ văn 8 Tập 2

Hướng dẫn

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Văn Mẫu sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Đi bộ ngao du. Đây là một tác phẩm rất nổi tiếng của Ru-xô – một nhà văn đến từ Pháp. Các em hãy tham khảo để chuẩn bị bài thật tốt trước khi lên lớp nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Ru-xô trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2).

2. Tác phẩm

Văn bản Đi bộ ngao du được trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay về giáo dục (ra đời năm 1762). Trong tác phẩm, nhà văn bàn về việc giáo dục một em bé – ông đặt cho cái tên là Ê-min – từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Ê-min trong đoạn trích Đi bộ ngao du đã lớn. Văn bản ở đây là do người biên soạn SGK dịch và đặt nhan đề.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ:

  • Con người sẽ cảm nhận được ý nghĩa của tự do và thoát khỏi được những ràng buộc khi đi bộ ngao du (từ đầu => “cho đôi bàn chân nghỉ ngơi”)
  • Bằng hình thức đi bộ ngao du, con người có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm những tri thức mà mình quan tâm (tiếp => “không thể làm tốt hơn”)
  • Đi bộ ngao du là một hình thức giúp cho con người trở nên khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần (đoạn còn lại).

Câu 2:

Trình tự sắp xếp 3 luận điểm chính là hoàn toàn hợp lý bởi vì đối với Ru-xô tự do luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, ông luôn khao khát tự do, suốt cuộc đời ông chỉ đấu tranh cho tự do, cho nên chủ đề về tự do được ông viết đầu tiên. Ru-xô từ nhỏ đã không được học hành đến nơi đến chốn mà toàn phải tự học nên ông luôn khao khát tìm hiểu và học hỏi tri thức. Chính vì thế, luận điểm về vấn đề thu lượm tri thức được ông xếp thứ hai. Còn luận điểm thứ ba là một điều hiển nhiên mà bất kỳ ai cũng biết, đi bộ không chỉ rèn luyện sức khỏe thể chất mà còn rất tốt cho sức khỏe tinh thần.

Nên Xem:  Thuyết minh về một giống vật nuôi ( 13 Mẫu)

Câu 3:

Nhà văn dùng đại từ “ta” khi đưa ra những khái quát, những nhận định chung, còn dùng từ “tôi” khi đưa ra một ý kiến mang tính chủ quan của riêng bản thân mình. Bên cạnh đó, những nhận định chung được bổ sung bằng những thể nghiệm cá nhân nhà văn khiến cho chất nghị luận của bài văn không xơ cứng. Phải chăng nhà văn mượn vai Ê-min là sự hóa thân của cái “tôi” để trình bày vấn đề sinh động và thuyết phục hơn?

Câu 4:

Qua văn bản, em thấy Ru-xô là một con người sống hết sức giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên, luôn theo đuổi, khám phá những chân trời và tri thức mới lạ.

Soạn bài Đi bộ ngao du

Câu 1: Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

– Phần 1: Từ đầu đến “nghỉ ngơi“: đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.

– Phần 2: Tiếp đến “Tốt hơn“: đi bộ ngao du mở mang vốn tri thức.

– Phần 3: Phần còn lại: đi bộ ngao du sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần.

Câu 2: Về trật tự các luận điểm trong văn bản trên, tùy ở quan niệm của mỗi người xem cái nào quan trọng hơn thì đưa lên trước (có thể sắp xếp luận điểm hai hoặc luận điểm ba lên trước đều được).

Đối với Ru-xô, từ nhỏ đã bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn nên ông luôn khao khát tự do. Bởi vậy, ông đưa luận điểm đi bộ mang lại lợi ích tự do lên trên là điều dễ hiểu. Từ nhỏ, ông khao khát tri thức nhưng hầu như ông không được học hành, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Ông lập luận trau dồi tri thức không qua sách vở mà qua thực tiễn cuộc sống sinh động, ông xếp luận điểm lợi ích đi bộ để trau dồi kiến thức ở vị trí thứ hai.

Nên Xem:  Soạn bài: Tôi đi học – Ngữ văn 8 Tập 1

Câu 3: Chuyển đổi cách xưng hộ từ “ta” thành “tôi” tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.

Câu 4: Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

Bài giảng: Đi bộ ngao du (Ru-xô) – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Soạn bài Đi bộ ngao du

* Bố cục

– Phần 1(Từ đầu …”bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

– Phần 2 (Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.

– Phần 3(Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

+ Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.

+ Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.

+ Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.

Câu 2 ( trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Trật tự các luận điểm được sắp xếp hợp lý trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả: khao khát tự do.

+ Cả đời Ru-xô theo quan điểm đấu tranh cho tự do.

+ Do hoàn cảnh từ nhỏ Ru- xô bị đánh đập, đi ở để kiếm ăn, không được học hành nên ông luôn khao khát được tìm hiểu tri thức.

+ Ông tự nỗ lực học tập, trau dồi hiểu biết qua sách vở và cuộc sống.

Nên Xem:  Trình bày hiểu biết của em về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

→ Chủ đề về tích góp kiến thức, trau dồi vốn hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập tới tiếp sau về chủ đề tự do.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng “tôi” khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.

+ Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.

+ Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái “tôi” cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.

→ Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.

Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô

+ Qúy trọng tự do, yêu thiên nhiên.

+ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên

+ Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Soạn bài Đi bộ ngao du ngắn nhất

A. Soạn bài Đi bộ ngao du (ngắn nhất)

Câu 1 :

Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

– Đoạn 1 (Từ đầu… nghỉ ngơi): đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.

– Đoạn 2 (Tiếp… làm tốt hơn): Đi bộ ngao du sẽ có dịp trau dồi vốn kiến thức.

– Đoạn 3 (Còn lại): Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.

Câu 2 :

Trật tự các luận điểm: Rất hợp với Ru-xô vì:

– Ông luôn khao khát tự do, suốt đời ông luôn đấu tranh cho tự do.

– Tuổi thơ ông không được học hành đến nơi đến chốn ⇒ khát vọng học tập không ngừng đeo đuổi nhà triết học.

Câu 3 :

Chuyển đổi cách xưng hộ từ “ta” thành “tôi” tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.

Câu 4 :

Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!