Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Soạn bài: Thuế máu – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Thuế máu – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Thuế máu – Ngữ văn 8 Tập 2

Hướng dẫn

Xin chào các em! Hôm nay, Văn Mẫu sẽ giới thiệu đến các em bài soạn: Thuế máu. Văn bản này được trích từ tác phẩm rất nổi tiếng mang tên Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Qua văn bản này, các em sẽ biết được tình cảnh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới và những tội ác tày trời mà thực dân Pháp đã gây ra. Chúc các em có một buổi học thật bổ ích!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Ái Quốc

2. Tác phẩm

Văn bản Thuế máu được trích từ chương 1 tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm này được viết bằng tiếng Pháp, được xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1946.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Cách đặt tên chương, tên các phần của văn bản:

  • Tên chương “Thuế máu” đã vạch trần được tính chất dã man của một loại thế đặc biệt mà thực dân Pháp đánh vào người dân thuộc địa: thuế máu. Cái tên này cho người đọc thấy được tình cảnh và số phận thảm thương của người dân thuộc địa, đồng thời, thể hiện thái độ căm phẫn, thái độ mỉa mai với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.
  • Cách đặt tên các phần của chương đã gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ “Chiến tranh và người bản xứ” cho đến “Chế độ lính tình nguyện” rồi chỉ ra “Kết quả của sự hi sinh”, những phần nối tiếp nhau như thế đã chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và thái độ căm tức, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc với bọn thực dân.

Câu 2:

* So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm:

  • Trước khi có chiến tranh: những người dân thuộc địa được xem là giống người hạ đẳng, bị đánh đập và đối xử như súc vật
  • Khi chiến tranh xảy ra: người dân thuộc địa ngay lập tức được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý (trở thành những đứa con yêu, những người bạn hiền).

=> Thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi, vô liêm sỉ, không còn tính người của bọn thực dân.

* Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả:

  • Họ phải đột ngột xa gia đình, xa quê hương để đi vào con đường đầy gian khổ, hiểm nguy và có thể là hi sinh.
  • Hị bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền
  • Lấy máu mình tưới vòng nguyệt quế của chỉ huy, lấy xương chạm lên gậy của các ngài thống chế
  • Những người hậu phương không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong những xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm đủ loại chất độc hại rồi chết.
Nên Xem:  Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt.

Câu 3:

* Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

  • Lùng bắt, cưỡng bức người dân phải đi lính
  • Lợi dụng chuyện bắt lính để kiếm chác của những gia đình giàu có
  • Sẵn sàng trói, xích, nhốt người dân như súc vật và đàn áp, bạo hành dã man nếu có người chống đối

* Người dân thuộc địa không hề tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền, thậm chí có người còn tìm cách làm cho mình nhiễm những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.

Câu 4:

* Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:

  • Chiến tranh kết thúc, những lời hứa của các ngài trước đây cũng đột nhiên biến mất, những người dân thuộc địa từng hi sinh thân mình, những người trước đây từng được tâng bốc thì bây giờ lại quay trở về với thân phận thấp hèn ngày xưa.
  • Họ bị tước đoạt hết của cải, bị đánh đập, bị đối xử như súc vật
  • Thậm chí, thực dân Pháp còn đầu độc cả một dân tộc, bọn chúng cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp và vợ con của sĩ tử người Pháp để vơ vét cho đầy túi.

=> Cách đối xử của bọn thực dân với người dân thuộc địa quá tàn nhẫn, bỉ ổi, vô liêm sỉ, mất hết nhân tính.

Câu 5:

* Trình tự bố cục các phần trong chương: được bố cục theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất). Nhờ cách sắp xếp này mà bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân và bản thuế máu được phơi bày một cách toàn diện và triệt để. Không những thế, thân phận thảm thương của người dân thuộc địa cũng được miêu tả một cách cụ thể và sinh động.

* Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua những phương diện:

  • Qua hình ảnh: được xây dựng một cách sinh động, giàu tính biểu cảm và có khả năng tố cáo mạnh mẽ
  • Qua giọng điệu: trào phúng, sắc sảo, mỉa mai, châm biếm, đả kích,…
  • Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm cũng mang màu sắc châm biếm, đả kích mạnh mẽ.

Câu 6:

Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích:

  • Những hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao, làm toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa và sự bỉ ổi, vô nhân tính của bọn thực dân cai trị
  • Giọng điệu của tác phẩm cũng thể hiện niềm căm phẫn, xót thương
  • Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa.

Soạn bài Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp – Nguyễn Ái Quốc)

Tóm tắt

Nên Xem:  Thuyết minh về chiếc cặp sách

I. Chiến tranh và người bản xứ

Trước 1914, chúng coi họ là những tên da đen bẩn thỉu. Chiến tranh nổ ra, họ trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ đã phải trả một cái giá quá đắt, cả những người ra trận và hậu phương phải bỏ mạng vô kể.

II. Chế độ lính tình nguyện

Ngoài thuế, sưu, …nhân dân Đông Dương còn phải chịu thêm vạ mộ lính. Chế độ ấy được tiến hành bằng cách nào không biết, chỉ cần trong thời gian nhất định phải nộp cho đủ một số lính nhất định. Những người bị bắt, tìm đủ mọi cách để trốn.

III. Kết quả của sự hi sinh

Khi chiến tranh kết thúc, cả người da đen lẫn chúng ta trở lại “giống người bẩn thỉu”. Bọn chúng lột hết của cải của họ, đánh đập, hành hạ một cách dã man trong khi thương binh người Pháp được đối đãi tử tế.

Bố cục: 3 phần

– phần 1: Chiến tranh và “người bản xứ”

– phần 2: Chế độ lính tình nguyện

– phần 3: Kết quả của sự hi sinh

Câu 1: Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả.

– Cái tên “thuế máu” đã vạch trần tính chất dãn man của một loại thuế đặc biệt mà thực dân Pháp đánh vào dân thuộc địa: Thuế máu. Nó gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân.

– Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ “Chiến tranh và người bản xứ” đến “Chế độ lính tình nguyện” rồi chỉ ra “Kết qua của sự hi sinh”, các phần nối tiếp như thế … chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2:

a) Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa:

– Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật.

– Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý (trở thành những đứa con yêu, những người bạn hiền).

→ Cho thấy thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh.

b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa:

– Họ phải đột ngột xa gia đình, chối thây bỏ xác.

– Lấy máu mình tưới vòng nguyệt quế của chỉ huy.

– Lấy xương chạm lên gậy của các ngài thống chế.

– Những người ở hậu phương phục vụ chiến tranh đến kiệt sức và chết.

→ Số phận thảm thương.

Câu 3:

Nên Xem:  Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên

a. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

– Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính.

– Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu.

– Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.

b. Chiêu bài “tình nguyện” hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền.

– Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn.

– Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra sự thực: người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.

Câu 4: Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:

– Lời tuyên bố của thực dân im bặt.

– Người bản xứ trở lại “giống người hèn hạ”.

– Họ bị tước đoạt hết của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như với súc vật.

– Họ trở về trị trí hèn hạ ban đầu.

– Bỉ ổi hơn nữa, chính quyền thực dân còn đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi – cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp và vợ con của sĩ tử người Pháp.

Câu 5: Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả.

a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.

b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau:

– Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo.

– Giọng điệu trào phúng đặc sắc.

Câu 6: Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.

– Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao, làm toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa và sự bỉ ổi của bọn thực dân.

– Giọng điệu của tác phẩm cũng là giọng của sự căm phẫn và niềm xót thương.

– Trong đoạn trích này, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!