Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Soạn bài: Cô bé bán diêm – Ngữ văn 8 Tập 1

Soạn bài: Cô bé bán diêm – Ngữ văn 8 Tập 1

Soạn bài: Cô bé bán diêm – Ngữ văn 8 Tập 1

Hướng dẫn

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Văn Mẫu sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Cô bé bán diêm. Đây là một tác phẩm rất hay và nổi tiếng của nhà văn đến từ Đan Mạch. Các em hãy tham khảo bài soạn dưới đây để chuẩn bị tác phẩm thật tốt trước khi tham gia bài giảng trên lớp của thầy cô nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả An-đéc-xen trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Văn bản Cô bé bán diêm được trích trong tác phẩm truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen.

* Tóm tắt

Vào đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày nay em không bán được que diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Ngồi nép mình vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt tiếp que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, hiện ra trước mắt em là một bàn ăn thịnh soạn. Và khi quẹt que diêm thứ tư, em nhìn thấy người bà của em. Em đã quẹt hết cả bao diêm để được gần gũi bà hơn. Và em đã chết trong đêm đông giá rét khi đang mơ cùng bà bay lên cao mãi vẫn với đôi má hồng và đôi môi mỉm cười.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bố cục 3 phần của văn bản:

  • Phần 1: từ đầu => “đôi bàn tay đã cứng đờ ra”: Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
  • Phần 2: tiếp => “về chầu Thượng đế”: Những lần quẹt diêm của em bé và mộng tưởng.
  • Phần 3: còn lại: Cái chết của em bé bán diêm và thái độ của mọi người.

Câu 2:

Gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm: nghèo, mồ côi mẹ, bà nội em đã qua đời, em đang sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập em.

Nên Xem:  Bạn Xuân Phong kể lại buổi đầu tiên đi học

Những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng trong phần này là:

  • Hình ảnh ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn trước kia em sống >< xó tối tăm trên gác sát mái nhà
  • Mọi nhà đều sáng rực ánh đèn, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà
  • Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé rách rưới, bụng đói.

=> Hình ảnh tương phản đã làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé bán diêm.

Câu 3:

Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm đều rất hợp lý với thực tế:

  • Lần thứ nhất, em muốn được lò sưởi (vì em đang rất lạnh).
  • Lần thứ hai, em mộng tưởng thấy bàn ăn thịnh soạn (vì em đang rất đói)
  • Lần thứ ba, em mộng tưởng thấy cây thông noel (vì em cũng ao ước có một đêm giao thừa sum họp bên gia đình như trước đây)
  • Lần cuối cùng, em nhìn thấy bà em (vì em đang cô đơn, khổ cực, thiếu thốn tình cảm).

=> Có thể nói, những mộng tưởng trên của cô bé bán diêm cũng là những ước mơ chung của tất cả những đứa trẻ cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, muốn gia đình sum họp, hạnh phúc.

Câu 4:

Những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm: Đây là một tác phẩm mang tính nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh.

Đoạn kết của truyện:

  • Đây là một bi kịch đau thương, cái chết của một cô bé trong đêm đông giao thừa giá lạnh, trong đói khát, rét mướt => cái chết đầy thương tâm.
  • “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”, đây là cái chết của sự giải thoát, em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu của em.
  • Thể hiện sự vô cảm của mọi người xung quanh khi nhìn thấy thi thể em bé vào sáng hôm sau và niềm cảm thông sâu sắc của tác giả với những em nhỏ bất hạnh trong một xã hội thiếu tình thương.

Cô bé bán diêm

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 8, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Cô bé bán diêm trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Cô bé bán diêm.

Nên Xem:  Phân tích truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn – Văn mẫu lớp 12 đặc sắc nhất

A. Nội dung tác phẩm

* Tóm tắt văn bản: 

Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.

Bài giảng: Cô bé bán diêm – Cô Phạm Lan Anh 

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

– An-đéc-xen (1808- 1875), là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

– Truyện của ông nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lên lòng yêu thương con người, nhất là người nghèo khổ.

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

– Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút.

– Văn bản “Cô bé bán diêm” trích gần hết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”.

b, Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu → cứng đờ ra: Hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa

– Phần 2: Tiếp theo → thượng đế : Các lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé

– Phần 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé

c, Thể loại: Truyện ngắn.

d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e, Giá trị nội dung: 

– Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

f, Giá trị nghệ thuật:

– Kể chuyện hấp dẫn chân thực

– Diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc

Nên Xem:  Phân tích tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với người dân miền núi thông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ

– Đan xem giữa mộng ảo và thực tại, biện pháp tương phản tạo điểm nhấn về một số phận nhân vật

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa

– Hoàn cảnh: 

+ Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã mất

+ Sống với cha: khó tính, nghiện rượu

+ Sống chui rúc một xó trên gác sát mái nhà

+ Em phải đi bán diêm trên phố

→ Nghèo khổ, bất hạnh, cô đơn, vất vả.

– Hình ảnh em bé:

+ Thời gian: đêm khuya, giao thừa gần đến

+ Không gian: đường phố rét dữ dội, trong các nhà sáng rực, ngoài phố sực nức mùi ngỗng quay.

+ Em bé: đầu trần chân đất, bụng đói cật rét, dò dẫm trong bóng tối.

– Nghệ thuật: tương phản

→ Tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.

=> Làm nổi bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc

2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng, thực tại của cô bé bán diêm.

  Mộng tưởng Thực tại
Lần 1 – Ngồi trước lò sưởi rực hồng

→ Mong ước được sưởi ấm

– Lò sưởi biến mất

– Bần thần cả người, nghĩ về nhà thế nào cũng bị cha mắng

Lần 2 – Bàn ăn sạch sẽ, những đồ dùng quý giá, có ngỗng quay.

→ Ước được ăn ngon

– Bức tường dày đặc lạnh lẽo

– Khách qua đường lãnh đạm

Lần 3 – Cây thông Noel, hàng trăm ngọn nến, những ngôi sao sáng lấp lánh

→ Ước được vui đón Noel

– Tất cả bay lên trời

– Nghĩ đến bà

Lần 4 – Bà nội hiện về

→ Mong được mãi ở cùng bà, được bà che chở, yêu thương.

-Bà biến mất
=> Bốn lần quẹt diêm là bốn mong ước giản dị, chân thành, chính đáng
Lần 5 – Bà dắt em lên trời – Em đã chết vì đói rét.

=> Làm nổi bật mong ước chính đáng và số phận bất hạnh của em bé

3. Cái chết của cô bé bán diêm

– Em bé: thi thể ngồi giữa những bao diêm, má hồng, môi mỉm cười → cái chết thương tâm.

– Cảnh vật: bừng sáng

– Mọi người: vui vẻ ra khỏi nhà, không ai để ý đến cô bé đã chết bên đường.

→ Xót thương, đồng cảm với số phận của cô bé, tố cáo xã hội thờ ơ trước người nghèo khổ.

D. Sơ đồ tư duy

Soạn bài: Cô bé bán diêm – Ngữ văn 8 Tập 1

TẢI XUỐNG

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!